CHỐNG THẤM LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ CHỐNG THẤM CẦN PHẢI BIẾT

     Hiện nay trong các công trình xây dựng hay các công trình thiết kế nội thất hiện đại thì chống thấm là một công đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nếu không làm việc trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế thì nhiều người sẽ không hiểu được chống thấm là gìtầm quan trọng của chống thấm như thế nào. Cùng Lucky House tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Chống thấm là gì? - Tầm quan trọng của chống thấm
Chống thấm là gì? – Tổng quan về chống thấm

I. Chống thấm là gì?

  1. 1. Chống thấm là gì?

     Chống thấm được hiểu là quá trình làm cho một vật thể hoặc cấu trúc không thấm nước hoặc chống nước, để cho vật thể đó tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi nước, chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện quy định.

     Trong thiết kế và xây dựng công trình thì chống thấm là phương pháp quan trọng giúp ngăn chặn nước thẩm thấu, bảo vệ các công trình xây dựng và các vật dụng trong nhà, nhất là với vật dụng dễ ẩm mốc hư hỏng khi tiếp xúc với độ ẩm, nước trong điều kiện mưa liên tục trong thời gian dài.

  1. 2. Nguyên nhân gây ra thấm

     Thấm bắt đầu từ nước mà nước thì có thể xâm nhập vào mọi vị trí của công trình xây dựng từ mái, trần, tường đứng hay sàn, … Nước xuất hiện đồng nghĩa với nguy cơ thấm xuất hiện. Ta có thể kể đến ba nguyên nhân gây ra thấm dột.

  • – Do bản chất của vật liệu xây dựng (đá, gạch, cát,..) đều có lỗ rỗng với đường kính khoản 20 – 40 micromet. Càng nhiều lỗ rỗng thì cấu trúc bê tông càng xốp. Đây chính là lý do khiến nước có thể đi sâu vào bê tông, xâm nhập qua các khe hở, vết nứt, các mao quản gây ra hiện tượng thấm bê tông.

Tác hại của thấm dột – Ăn mòn bê tông cốt thép
  • – Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thường xuyên nên có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa trong năm. Chính sự chênh lệch nhiệt độ này dẫn đến hiện tượng co ngót, giãn nở bê tông và gây ra thấm.

Chống thấm là gì? - Nguyên nhân gây thấm dột
Nguyên nhân gây thấm dột – Khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • – Do sử dụng thép đan sàn không đạt chuẩn, mác bê tông kém chất lượng làm cho bê tông bị nứt vỡ và nước theo các vết nứt này thấm vào bê tông.

Chống thấm là gì? - Nguyên nhân gây thấm dột
Nguyên nhân gây thấm dột – Bê tông kém chất lượng

II. Tác hại của việc không chống thấm

  1. 1. Ăn mòn bê tông cốt thép

     Các công trình xây dựng sử dụng bê tông cốt thép (trần, sàn, mái, sê nô, bể,…) nếu không được chống thấm thì thì sau một thời gian cốt thép bị ăn mòn, làm hư hỏng kết cấu, giảm khả năng chịu lực của công trình. Công trình sẽ bị giảm tuổi thọ, không đảm bảo an toàn, cần được gia cố sửa chữa thường xuyên gây ra tổn thất lớn về kinh tế.

Tác hại của thấm dột – Ăn mòn bê tông cốt thép
  1. 2. Các công trình xuống cấp nhanh chóng

     Nếu không được chống thấm thì các công trình xây dựng sẽ nhanh chóng bị xuống cấp trầm trọng với dấu hiệu là các vết nứt, bê tông bong tróc tạo nên các nguy hiểm khó lường.

Tác hại của thấm dột – Công trình xuống cấp
  1. 3. Làm mất tính thẩm mỹ

     Khi bị thấm, công trình xây dựng sẽ xuất hiện những vết ố vàng, vết nước loang, rêu mốc, màu sơn nhạt dần hoặc bị bong tróc làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của công trình.

Tác hại của thấm dột – Làm mất tính thẩm mỹ
  1. 4. Ảnh hưởng tới sức khỏe

     Tường nhà, công trình xây dựng khi bị thấm nước lâu ngày sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Các loại nấm mốc, vi khuẩn này khi con người hít phải sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, nấm da,… Các bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, nhất là người già và trẻ nhỏ.

Tác hại của thấm dột – Ảnh hưởng tới sức khỏe
  1. 5. Nguy cơ cháy nổ, mất an toàn

     Không chỉ sinh ra nấm mốc, vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà thấm còn là nguyên nhân gây ra cháy nổ do chập cháy điện. Thấm sẽ khiến cho các thiết bị điện, ổ điện lắp ngầm nhiễm điện, tạo ra nguy cơ mất an toàn với con người.

III. Các phương pháp chống thấm phổ biến hiện nay

Hiện nay có bốn phương pháp chống thấm phổ biến được ứng dụng trong các công trình xây dựng, bao gồm:

  • 1. Chống thấm thuận: Là phương pháp chống thấm cùng chiều với chiều tác động của nước xâm nhập. Có nghĩa là nước đi theo chiều nào thì vật liệu chống thấm sẽ liên kết theo chiều đó để xử lý. Đây là biện pháp chống thấm phổ biến và được ưu tiên cân nhắc sử dụng đầu tiên cho các công trình xây dựng vì dễ thi công và hiệu quả cao.

  • 2. Chống thấm ngược: Là phương pháp chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm bằng cách tạo lớp màng chống thấm lên bề mặt trong nhằm làm cho vị trí chống thấm không bị ảnh hưởng bởi nước. Phương pháp này thường không được ưu tiên sử dụng, chỉ sử dụng khi phương pháp chống thấm thuận không thể thực hiện được.

  • 3. Chống thấm tự thân: Là phương pháp chống thấm với hệ vật liệu có khả năng chống thấm cả hai chiều thuận và nghịch.

  • 4. Chống thấm kép: Là phương pháp chống thấm được kết hợp từ hai hoặc nhiều vật liệu chống thấm lại với nhau trong cùng một giải pháp chống thấm nhằm đảm bảo quá trình chống thấm lâu dài và an toàn.

IV. Vật liệu chống thấm Lucky House

     Chống thấm Lucky House là hệ thống sản phẩm cao cấp được sản xuất bởi Lucky House Group. Đây là giải pháp chống thấm, chống nước và chống ẩm hiệu quả cho các hạng mục công trình như tầng hầm, sân thượng, nhà vệ sinh, bể nước, trần nhà, tường nhà,….

     Đối với mỗi hạng mục thi công khác nhau, Lucky House đều có sản phẩm phù hợp với vật liệu chống thấm riêng biệt để phù hợp với từng hạng mục đó, bao gồm: