Bể bơi, hồ bơi dễ bị thấm, rò rỉ nước do thời gian tiếp xúc 24/24 với một lượng nước rất lớn. Các bức tường bê tông không thể đảm bảo việc chống thấm trước áp lực của nước. Vì thế, để tuổi thọ của công trình được lâu dài cần đòi hỏi hệ thống vật liệu chống thấm phù hợp với  quy trình thi công nghiêm ngặt.

Hôm nay Lucky House sẽ hướng dẫn quý khách hàng quy trình chống thấm bể bơi đảm bảo tối đa tuổi thọ công trình.

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG CHỐNG THẤM BỂ BƠI

  1. 1️⃣ Chuẩn bị tốt mặt bằng trước khi thi công: Yêu cầu bề mặt phải đảm bảo sạch, không bụi bẩn.
  2. 2️⃣ Chuẩn bị vật liệu chống thấm.

       Chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu chống thấm sau:

    • ✔️Thanh trương nở.
    • ✔️Lưới thủy tinh gia cường.
    • ✔️Vật liệu chống thấm thẩm thấu 2 thành phần LH-CT2.
    • ✔️Vữa chống thấm không co LH-CT3.
    • ✔️Vữa tự chảy không co ngót LH-CT4.
    • ✔️Vữa sửa chữa không co ngót LH-CT5.
    • ✔️Chất liên kết cho các bề mặt LH-CT6
  1. 3️⃣ Chuẩn bị công cụ dụng cụ thi công: Cần chuẩn bị đầy đủ các công cụ dụng cụ sau: Máy trộn, súng phun, chổi quét, bàn bả, bàn bả góc, lô lăn, máy thổi bụi.

II. THI CÔNG CHỐNG THẤM BỂ BƠI

Bước 1: Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn, xuyên tường.

  • ✔️Cố định cổ ống.
  • ✔️Làm ẩm quanh cổ ống bằng chổi.
  • ✔️Quét hỗn hợp CT6 + xi măng lên bề mặt thi công
  • ✔️Với cổ ống xuyên sàn: Bề mặt CT6 còn hơi dính tay thì thi công tiếp CT4.
  • ✔️Trộn đều vữa tự chảy không co CT4 với nước tạo thành hỗn hợp có độ chảy lỏng cao. Rót từ từ hỗn hợp và rãnh đến ½ ống (Tùy thuộc vào độ sau của cổ ống để lựa chọn đổ CT4 1 lần hay 2 lần).
  • ✔️Gắn thanh trương nở quanh cổ ống, miết chặt thanh trương nở đảm bảo quắn chặt cổ ống.
  • ✔️Rót tiếp hỗn hợp CT4 vào cổ ống đến đầy bằng mặt sàn.
  • ✔️Với cổ ống xuyên tường: Bề mặt CT6 còn hơi dính tay thì thi công tiếp CT3 hoặc CT5 (Tùy thuộc vào độ sâu và rộng của cổ ống để lựa chọn sử dụng CT3 hay CT5).
  • ✔️Trộn đều CT3 hoặc CT5 theo đúng tỷ lệ. Thi công hỗn hợp vào rãnh đến ½ ống (Tùy thuộc vào độ sâu của cổ ống để lựa chọn đổ CT3 hoặc CT5 1 lần hay 2 lần).
  • ✔️Gắn thanh trương nở quanh cổ ống, miết chặt thanh trương nở đảm bảo quắn chặt cổ ống.
  • ✔️Thi công CT3 hoặc CT5 vào cổ ống đến đầy bằng mặt tường.
  • ✔️Sau 4h khi lớp CT4/CT3 hoặc CT5 khô hoàn toàn, tiến hành thi công tiếp CT2.
  • ✔️Dùng chổi quét sơn để quét CT2 lên bề mặt bê tông quanh khu vực cổ ống.

➡️ Sau khi thi công đảm bảo bề mặt khi không không bị nứt.

Bước 2: Thi công chống thấm chân tường và góc tiếp giáp.

  • ✔️Thi công lớp CT3 thứ nhất lên bề mặt tường cao 30cm và mặt sàn 20cm để tạo chân bám. Thi công tạo thành góc chữ R ở chân tường
  • ✔️Dán lưới thủy tinh gia cường theo góc R.

Bước 3: Thi công chống thấm sàn.

  • ✔️Sử dụng súng phun, phun đều 1 lớp CT2 lên toàn bề mặt sàn.
  • ✔️Đợi 30 – 60’ lớp thứ nhất se bề mặt thì tiến hành thi công lớp thứ 2.
  • ✔️ Sau khi bề mặt thi công CT2 đã khô hoàn toàn – đi vào không dính chân, tiến hành thi công lớp vữa chống thấm không co CT3.
  • ✔️Sau khi lớp CT3 khô hoàn toàn có thể tiến hành nghiệm thu chống thấm bằng cách ngâm nước liên tục 7 ngày trước khi lát gạch.

Bước 4: Thi công ốp lát.

➡️ Tiến hành thi công ốp lát theo đúng quy trình.